Mẹo định khoản kế toán
Áp dụng cách làm này sẽ bao gồm các bước sau:- Xác định đối tượng kế toán có liên quan
- Xác định tài khoán cho đối tượng ở bước 1
- Xác định những biến cố xảy ra của từng đối tường kế toán
- Xác định tài khoản Nợ - Có
- Xác định số tiền cụ thể ghi trên từng tài khoản
Nguyên tác thực hiện
- Nghiệp vụ biến động tăng và giảm phải được tách ra 2 bên
- Bên nợ ghi trước và bên có ghi sau
- 2 dòng nợ và có phải so le nhau
- Số dư có thể xuất hiện ở cả 2 bên nợ và có
- Tổng nợ phải bằng tổng có
Cách thực hiện
Trên sơ đồ thì bên trái ghi nợ và bên phải ghi có. Các bạn thường nhầm lẫn vấn đề Nợ - Có theo chiều hướng kinh tê, nên nhớ là Nợ - Có ở đây chỉ là qui ước thôi bạn nhé. Tiếp theo bạn cần nhớ mẹo về định khoản sau- Các TK mang tính chất tài sản sẽ có đầu 1, 2, 6, 8
- Các TK mang tính chất nguồn vốn sẽ có đầu 3, 4, 5, 7
- Đối với Tk mang tính chất tài sản ta có câu: Nợ - Tăng, Có - Giảm
- Đối với Tk mang tính chất nguồn vốn ta có câu: Có - Tăng, Nợ - Giảm
Lưu ý với một số tài khoản đặc biệt như sau:
Ở mỗi trường hợp nêu trên sẽ có 1 Tk ngoại lệ. Trong phần Tk có tính chất tài sản thì Tk 214 - Hao mòn TSCĐ sẽ là Có - Tăng, Nợ - Giảm. Trong phần Tk có tính chất nguồn vốn thì Tk 521 - Các khoản giảm từ doan thu sẽ là Nợ - Tăng, Có - Giảm.
Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn trong công việc kế toán tài chính. Chúc các bạn thành công!
0 nhận xét